- Khánh thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương
- Khánh thành Nhà máy nước Tân Hiệp II cung cấp nước cho Tp. Hồ Chí Minh
- Khánh thành Nhà máy nước Thủ Đức 3, công suất 300.000m³/ngày
- Nhà máy nước Kênh Đông, công suất 200.000m³/ngày
- Cách để tiết kiệm nước hiệu quả
- Khánh thành Nhà máy nước Dĩ An 2 công suất 50.000m3/ngày đêm
Dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương được Thủ tướng chính phủ chấp thuận đầu tư theo văn bản số 1518/TTg-CN ngày 27/09/2006. Đây là dự án có vai trò và ý nghĩa quan trọng không những ở Bình Dương mà còn cả khu vực miền Đông Nam Bộ. Giai đọan 1 của dự án đã hoàn thành vào giữa năm 2013. Giai đoạn 2 của dự án được phê duyệt theo quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 09/03/2012 với mức vốn đầu tư của giai đoạn 2 là 6.399 tỷ đồng, trong đó vốn Nhật Bản (Jica) chiếm 85% và vốn đối ứng trong nước 15%. Hiệp định vay vốn số VN11-P10 ký ngày 30/03/2012 giữa Việt Nam với chính Phủ Nhật Bản. Năm 2014, dự án tiếp tục thực hiện công việc khảo sát, thiết kế của giai đoạn 2, chuẩn bị đấu thầu xây dựng vào cuối năm 2014.
Dự án thoát nước và xử lý nước thải Nam Bình Dương giai đoạn 2 gồm các hạng mục:
1/ Xây dựng mạng lưới thoát nước thải riêng và các trạm bơm ở khu vực Thủ Dầu Một diện tích 1.911ha.
2/ Xây dựng mạng lưới thoát nước thải riêng và các trạm bơm ở khu vực Thuận An diện tích 3.163 ha
3/ Xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 17.000 m3/ngày đêm ở thị xã Thuận An
4/ Mua sắm thiết bị vận hành bảo dưỡng
5/ San lắp mặt bằng, hạ tầng
Phạm vi phục vụ của dự án giai đoạn 2 gồm có:
- Khu vực Thủ Dầu Một ( diện tích 1911 ha): Khu vực trung tâm TP Thủ Dầu Một gồm các phường : Chánh Nghĩa, Phú Cường, Phú Lợi, Phú Hòa, Hiệp Thành và Phú Thọ, Phường An Thạnh (thị xã Thuận An, một phần phường Thuận Giao (45% diện tích).
- Khu vực thị xã Thuận An (diện tích 3163 ha): Phường Lái Thiêu, phường Bình Hòa, phường Vĩnh Phú, một phần phường An Phú (diện tích 55%), một phần phường Thuận Giao( diện tích 48,7%) và thu gom nước thải từ các công trình công cộng khu vực thị xã Thuận An.
Quy mô đầu tư :
- Tại thành phố Thủ Dầu Một : xây dựng 9 trạm bơm chuyển bậc và trạm bơm nâng. Mạng lưới thu gom cấp 1: 10,8km, cấp 2 : 93,3km, cấp 3 : 130km, ống áp lực : 4,8km.
- Tại thị xã Thuận An : Xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 17.000m3/ngày đêm, xây dựng 10 trạm bơm nâng và chuyển bậc, tuyến ống cấp 1: 29km, tuyến ống cấp 2 : 82km, tuyến cấp 3 : 195km, ống áp lực 3,6km.
Mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực TP Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An :
- Nước bẩn được thu gom từ hộ gia đình, hộ xả thải và dẫn tới nhà máy xử lý, không để chảy tràn lan, hay ngấm xuống đất làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
- Nước thải bẩn được xử lý đến giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả ra nguồn nước, bảo đảm không còn các vi khuẩn gây bệnh và hóa chất độc hại khác, tạo môi trường sống an toàn cho con người và các sinh vật khác.
Khi dự án hoàn thành, sẽ đem lại những mặt tích cực:
- Cải thiện môi trường sống, điều kiện vệ sinh và mỹ quan đô thị tốt hơn.
- Giảm được nguy cơ bệnh tật do nước thải gây ra.
- Bảo vệ nguồn nước cấp cho nhu cầu dân sinh và sản xuất tại hạ lưu sông Sài Gòn.
- Vệ sinh nguồn nước, cải thiện môi trường sống cho các sinh vật nước. tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản ở hạ lưu sông Sài Gòn được thuận lợi.
- Tận dụng các chất thải làm phân bón phục vụ các ngành nông, lâm nghiệp.
Những lợi ích trên khẳng định việc đầu tư dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương giai đoạn 2 là rất cần thiết và đòi hỏi dự án thực hiện càng nhanh càng tốt, góp phần xây dựng môi trường sống Bình Dương ngày càng văn minh, hiện đại, và thân thiện với môi trường./.
Theo www.biwase.com.vn